2.400 đặc sản địa phương sẽ được nâng chất nhờ OCOP

Mục tiêu của chương trình là tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% sản phẩm hiện có của các địa phương (khoảng 2.400 sản phẩm), triển khai thực hiện từ 8 - 10 làng (bản) văn hóa du lịch. Tập trung vào đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm theo chuỗi giá trị, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp;

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tham quan gian hàng OCOP tại Hội nghị toàn quốc triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020. Ảnh: TC.

Mục tiêu của chương trình là tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% sản phẩm hiện có của các địa phương (khoảng 2.400 sản phẩm), triển khai thực hiện từ 8 - 10 làng (bản) văn hóa du lịch. Tập trung vào đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm theo chuỗi giá trị, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp;

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu sản phẩm OCOP cấp quốc gia hỗ trợ tích cực công tác quản lý nhà nước và kết nối thông tin, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

Củng cố, kiện toàn 100% tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã) tham gia Chương trình OCOP (khoảng 3.920 tổ chức kinh tế). Phát triển mới ít nhất 500 tổ chức kinh tế (doanh nghiệp và hợp tác xã) tham gia Chương trình OCOP.

Hình thành hệ thống tổ chức quản lý, điều hành Chương trình OCOP từ Trung ương đến địa phương (tỉnh, huyện, xã). Ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Xây dựng và ban hành hệ thống chính sách đảm bảo đồng bộ, kịp thời để thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP trên phạm vi cả nước.

Thực hiện hiệu quả hoạt động truyền thông, xây dựng hình ảnh nhận dạng OCOP Việt Nam trên phạm vi cả nước và quốc tế; triển khai xây dựng trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP quốc gia và hệ thống trung tâm, cửa hàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP ở các địa phương có điều kiện tốt về giao thương và du lịch; đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP.

Tags