Gạo Nếp Hương Bảo Lạc

0 | 875


55đ
Trạng thái: Còn hàng

NẾP HƯƠNG BẢO LẠC CAO BẰNG
Khẩu Nua Hom hay còn gọi là Nếp Hương là một trong những giống lúa nếp nổi tiếng thơm ngon của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng được người tiêu dùng ưa chuộng bởi hương thơm, độ dẻo và chất lượng gạo.
Gạo Nếp hương Bảo Lạc có mùi thơm đặc trưng hòa quyện bởi hơi đất, hơi nước, phảng phất sự thơm nồng từ khi còn là hạt thóc. Loại nếp này chỉ trồng được trên các rẻo ruộng cao, nguồn giống chủ yếu do người dân tự giữ từ năm này qua năm sau. Trong vùng, nhà ai cũng trồng giống lúa nếp hương để gia đình dùng vào những dịp lễ, tết hoặc làm quà biếu cho khách quý. Giống nếp hày hạt to và tròn, đến khi xát thành gạo, mùi thơm quyễn rũ vẫn đọng lại trong từng hạt trắng ngần. Xôi nấu bằng thứ gạo này để đến 2 - 3 ngày vẫn dẻo, thơm. Giống gạo này đặc biệt rất thơm, dẻo, có hàm lượng dinh dưỡng cao so với các loại gạo nếp khác. Từ xa xưa, năm này qua năm khác, người già lại chọn những bông lúa to, đẹp làm giống, năm nào cũng trồng nên diện tích hiện nay còn khá lớn.
Các món ăn làm từ nếp hương món nào cũng thơm ngon. Bánh dày là một trong những món ăn thường xuyên được người dân chế biến trong các dịp lễ, tết. Công đoạn đầu tiên là tuốt lúa. Người ta không dùng máy đập, máy tuốt lúa mà giã thủ công. Cách cắt giống lúa nếp cũng kì công hơn lúa tẻ. Dù máy móc có hiện đại đến đâu, người nông dân cũng không dùng để đảm bảo hương vị thơm ngon của hạt nếp. Lúa nếp phải dùng một dụng cụ để cắt từng bông lúa. Mục đích là để giữ cả phần thân lúa còn nguyên vẹn. Sau khi mang về, lúa được đem phơi từng bó trên cột nhà. Chính thân lúa lúc này vẫn còn chất dinh dưỡng để nuôi những hạt lúa, làm cho chúng có vị ngọt hơn, thơm hơn và mới hơn. Nhìn những hạt lúa nếp mẩy, đều tăm tắp đã phần nào cảm nhận được chất lượng tuyệt hảo của gạo nếp huơng. Sau khi xát xong, hạt gạo trắng ngần, căng tròn. Để đồ thành xôi, gạo được ngâm từ 10 - 12 tiếng cho mềm, sau đó được đồ thành xôi rồi lại được giã nhuyễn để làm vỏ bánh Tùy theo sở thích, mọi người có thể sáng tạo ra nhiều loại nhân bánh dày cho hợp với khẩu vị. Nhưng hai loại nhân bánh truyền thống là nhân lạc đường và nhân vừng đen đường. Khi ăn, sẽ cảm nhận được vị dẻo dai của vỏ bánh, vị thơm của gạo nếp hương, và vị ngọt bùi thêm phần đậm đà. Tất cả hòa quyện tạo nên vị ngon đặc trưng của một loại bánh không cầu kỳ, hoa mỹ nhưng lại có sức sống lâu bền với thời gian. Bánh dầy cũng là một loại bánh truyền thống của đồng bào Tày, Nùng. Trong các đám cưới, đám hỏi cũng không thể thiếu được loại bánh này.
Doanh nghiệp tư nhân 668 Bảo Lâm, đã sản xuất và chế biến sản phẩm nếp Hương nhằm tạo ra sản phẩm năng suất cao, chất lượng tốt, hướng tới sản xuất đại trà theo tiêu chuẩn VietGAP, đưa tới người tiêu dùng sản phẩm Gạo Nếp Hương Bảo Lạc Cao Bằng đặc biệt thơm, dẻo, ngon nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Cơ sở sản xuất: Ninh Văn Tuấn
Địa chỉ:

Thông tin sản phẩm

Phân phối sản phẩm

# Địa chỉ Bản đồ
1 Chỉ đường
2 khu 7 xóm nà phạ huyện bảo lạc tỉnh Cao Bằng Chỉ đường

Mô tả sản phẩm

NẾP HƯƠNG BẢO LẠC CAO BẰNG

            Khẩu Nua Hom hay còn gọi là Nếp Hương là một trong những giống lúa nếp nổi tiếng thơm ngon của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng được người tiêu dùng ưa chuộng bởi hương thơm, độ dẻo và chất lượng gạo.

          Gạo Nếp hương Bảo Lạc có mùi thơm đặc trưng hòa quyện bởi hơi đất, hơi nước, phảng phất sự thơm nồng từ khi còn là hạt thóc. Loại nếp này chỉ trồng được trên các rẻo ruộng cao, nguồn giống chủ yếu do người dân tự giữ từ năm này qua năm sau. Trong vùng, nhà ai cũng trồng giống lúa nếp hương để gia đình dùng vào những dịp lễ, tết hoặc làm quà biếu cho khách quý. Giống nếp hày hạt to và tròn, đến khi xát thành gạo, mùi thơm quyễn rũ vẫn đọng lại trong từng hạt trắng ngần. Xôi nấu bằng thứ gạo này để đến 2 - 3 ngày vẫn dẻo, thơm. Giống gạo này đặc biệt rất thơm, dẻo, có hàm lượng dinh dưỡng cao so với các loại gạo nếp khác. Từ xa xưa, năm này qua năm khác, người già lại chọn những bông lúa to, đẹp làm giống, năm nào cũng trồng nên diện tích hiện nay còn khá lớn.

          Các món ăn làm từ nếp hương món nào cũng thơm ngon. Bánh dày là một trong những món ăn thường xuyên được người dân chế biến trong các dịp lễ, tết. Công đoạn đầu tiên là tuốt lúa. Người ta không dùng máy đập, máy tuốt lúa mà giã thủ công. Cách cắt giống lúa nếp cũng kì công hơn lúa tẻ. Dù máy móc có hiện đại đến đâu, người nông dân cũng không dùng để đảm bảo hương vị thơm  ngon của hạt nếp. Lúa nếp phải dùng một dụng cụ để cắt từng bông lúa. Mục đích là để giữ cả phần thân lúa còn nguyên vẹn. Sau khi mang về, lúa được đem phơi từng bó trên cột nhà. Chính thân lúa lúc này vẫn còn chất dinh dưỡng để nuôi những hạt lúa, làm cho chúng có vị ngọt hơn, thơm hơn và mới hơn. Nhìn những hạt lúa nếp mẩy, đều tăm tắp đã phần nào cảm nhận được chất lượng tuyệt hảo của gạo nếp huơng. Sau khi xát xong, hạt gạo trắng ngần, căng tròn. Để đồ thành xôi, gạo được ngâm từ 10 - 12 tiếng cho mềm, sau đó được đồ thành xôi rồi lại được giã  nhuyễn để làm vỏ bánh Tùy theo sở thích, mọi người có thể sáng tạo ra nhiều loại nhân bánh dày cho hợp với khẩu vị. Nhưng hai loại nhân bánh truyền thống là nhân lạc đường và nhân vừng đen đường. Khi ăn, sẽ cảm nhận được vị dẻo dai của vỏ bánh, vị thơm của gạo nếp hương, và vị ngọt bùi thêm phần đậm đà. Tất cả hòa quyện tạo nên vị ngon đặc trưng của một loại bánh không cầu kỳ, hoa mỹ nhưng lại có sức sống lâu bền với thời gian. Bánh dầy cũng là một loại bánh truyền thống của đồng bào Tày, Nùng. Trong các đám cưới, đám hỏi cũng không thể thiếu được loại bánh này.

          Doanh nghiệp tư nhân 668 Bảo Lâm, đã sản xuất và chế biến sản phẩm nếp Hương nhằm tạo ra sản phẩm năng suất cao, chất lượng tốt, hướng tới sản xuất đại trà theo tiêu chuẩn VietGAP, đưa tới người tiêu dùng sản phẩm Gạo Nếp Hương Bảo Lạc Cao Bằng đặc biệt thơm, dẻo, ngon nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Hỏi đáp về sản phẩm

Khách hàng nhận xét

Sản phẩm cùng người bán

Sản phẩm cùng loại

Có thể bạn quan tâm

Liên hệ