Triển khai OCOP: Chương trình dài hơi, không có điểm kết thúc

OCOP là sản phẩm của địa phương nhưng phải được gia tăng giá trị lên tầm quốc gia, toàn cầu, đồng thời chỉ ra chủ thể thực hiện là hộ gia đình, HTX, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nhà nước chỉ hỗ trợ về chính sách. Chính quyền, Nhà nước không thể áp đặt ý chí chủ quan, mệnh lệnh hành chính trong sản xuất các sản phẩm OCOP mà phải phát huy được tính sáng tạo của mỗi cộng đồng dân cư, người dân”- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Bắc Giang nổi tiếng là nơi có nhiều sản phẩm nông nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao, như gà đồi Yên Thế.

Đơn cử như tại Bắc Giang, địa phương này có nhiều sản phẩm nông nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao. Do đó, tỉnh đã xác định đẩy mạnh phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh; đào tạo tập huấn về quản lý cho 100% cán bộ thực hiện chương trình, lãnh đạo các doanh nghiệp, HTX, chủ hộ tham gia OCOP.

Cụ thể, phát triển và tiêu chuẩn hoá ít nhất 50% sản phẩm hiện có; phát triển 5 - 6 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao; phát triển 6 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh gắn với du lịch... Định hướng đến năm 2030, toàn tỉnh có 170 loại sản phẩm tham gia chương trình OCOP, với 5 - 6 sản phẩm đạt 5 sao.

Tags